Khuôn làm bánh cơ bản
Bên cạnh nguyên liệu thì dụng cụ trong làm bánh là yếu tố không thể thiếu. Để làm được những chiếc bánh ngon, chị em phải chuẩn bị rất nhiều dụng cụ làm bánh.
Các loại khuôn làm bánh :
1. Khuôn muffin/ cupcake
Muffin và cupcake là hai loại bánh khác nhau nhưng về hình dạng thì cơ bản là giống nhau nên người ta vẫn dùng chung một khuôn cho hai loại bánh này.
Khuôn cupcake/ muffin có thể ở dạng khuôn liền hoặc rời nhau. Khuôn có chất liệu bằng kim loại hoặc silicon (khuôn silicon có ưu điểm là sạch sẽ, chống dính tốt và tiết kiệm chỗ vì có thể gấp lại hoặc ép lại để cất đi, nhưng giá có thể cao hơn).
Khuôn cupcake thường có loại mini, đường kính miệng khuôn chỉ khoảng từ 3-4cm, cao khoảng 3cm và loại thường đường kính khoảng 7cm. Trong khi đó khuôn muffin có thể to hơn, có loại đường kính miệng khuôn lên tới 10cm.
Lời khuyên dành cho chị em thích làm bánh muffin và cupcake tại nhà thì nên có 1 loại khuôn mini và 1 loại cỡ thường.
Ngoài ra, khuôn muffin/ cupcake còn có loại khuôn giấy rời, loại khuôn này người ta hay gọi là cốc giấy (cup giấy). Với loại cup giấy mỏng thì vẫn cần có khuôn đỡ vì giấy giấy mềm khi đổ bột ướt vào cup dễ bị rách, hỏng. Còn loại khuôn làm bằng bìa cứng thì không cần khuôn đỡ, chị em có thể dùng để nướng rời.
Lưu ý, khi mua loại cup giấy mỏng thì nên mang khuôn đỡ ở nhà đi kèm xem sao cho vừa, không chẳng may mua khuôn giấy to quá, không vừa khuôn đỡ, bánh sẽ rất xấu.
2. Khuôn bánh sò (Madeleine pan)
Đây là khuôn dùng làm bánh sò, là loại khuôn liền giống như loại khuôn muffin/cupcake nhưng nó có hình vỏ sò.
3. Khuôn bánh ngọt
Đây là tên chung cho các loại khuôn làm bánh bông lan/ga-tô (gateau). Khuôn bánh ngọt có nhiều kích thước, hình dáng khác nhau tuy nhiên để làm bánh bông lan hay cốt bánh ga-tô (bánh sinh nhật) thì chỉ cần 1-2 khuôn tròn và 1 khuôn vuông là được.
Khi mua, bạn nên chọn loại khuôn đáy rời (spring form pans) (hình 2) là loại có khóa, vì khi nướng bánh xong, bánh lấy ra rất dễ. Hơn nữa có một số loại bánh như mousse, cheese cake gần như bắt buộc phải dùng khuôn rời. Tuy nhiên loại khuôn này đắt hơn khuôn đáy liền (hình 1).
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua thêm các loại khuôn như hình trái tim, hình con vật, hình ngôi nhà…
4. Khuôn bánh mì
Loại khuôn nàu có hình chữ nhật, dùng để làm các loại bánh mì nhanh như bánh mì chuối, hoa quả, nho, dừa, gối, pound cake…
5. Khuôn bánh pie, bánh tart
Khuôn bánh pie (1) thường hình tròn nhưng miệng hơi loe ra, thành khuôn thấp, đôi khi miệng khuôn có hình đường viền lượn sóng.
Còn khuôn bánh tart (2) thì thường đáy rời, phần viền khuôn thường lượn sóng, thành khuôn thấp hơn bánh pie một chút. Ngoài ra còn có khuôn bánh tart hình vuông, tam giác…
6. Khuôn tube
Đây là loại khuôn có ống ở giữa có tác dụng giúp bánh chín và nở đều hơn. Khuôn này có nhiều hình dáng khác nhau mà phổ biến nhất là loại Angel food cake pan và Bundt pan.
Khuôn Angel food cake (hình 1) có ống nhỏ, thành cao, thường dùng để làm các loại bánh bông mềm, dựa vào bọt khí trong lòng trắng trứng để nở như bánh chiffon hay angle food cake. Khuôn này không chống dính để bánh có thể bám và nở tốt hơn. Khi bánh chín, khuôn thường úp ngược chờ bánh nguội rồi mới lấy bánh ra (để bánh không bị xẹp). Khuôn này cũng có loại đế rời.
Khuôn Bundt (hình 2, hình 3) dùng để bướng bánh bundt (thường là những loại bánh có nhiều chất béo như pound cake, butter cake…)
7. Khuôn savarin
Cũng có ống ở giữa như khuôn tube nhưng khuôn savarin có ống to, thành thấp hơn nhiều.
8. Khuôn mousse ring
Vì khuôn có hình vòng tròn, không đáy, hơi giống chiếc nhẫn nên được gọi là ring. Khuôn dùng làm các loại bánh như mousse, tiramisu… Khuôn có nhiều kích thước từ loại có đường kính từ 5-10cm đến các loại lớn hơn, đường kính từ 18-23 cm. Sau khi các loại bánh đông lại, gỡ khuôn hay rút phần vòng tròn ra rất dễ.
9. Khuôn ramekin
Đây là loại khuôn bằng sứ chuyên dùng làm bánh flan/caramel hay bánh souffle, lava cake (bánh “dung nham núi lửa”)…
10. Khuôn bánh mì Baguette
Đây là khuôn chuyên để làm bánh mì Baguette (loại bạnh mì dài).
11. Khuôn Brioche
Khuôn để dùng làm bánh mì brioche, một loại bánh mì của Pháp. Nhìn thoáng qua sẽ thấy khuôn này khá giống với khuôn muffin/cupcake nhưng đáy đẹp hơn và miệng loe rộng hơn, lòng khuôn cũng sâu hơn. Nhưng đôi lúc người ta vẫn sử dụng loại khuông này làm bánh muffin/cupcake cỡ nhỏ.
12. Khuôn petit fours
Petit fours là tên gọi chung cho các loại bánh có kích thước nhỏ (hay dùng làm tráng tráng miệng), và khuôn petit fours là khuôn làm bánh này).6. Khuôn cắt bánh quy
Khuôn cắt bánh quy sẽ giúp cho bạn có thể tạo ra được những chiếc bánh quy có nhiều hình dáng khác nhau mà bạn thích. Bạn nên chọn các loại khuôn có chất liệu cứng cáp, cạnh đủ sắc để cắt bột (khuôn nên cao tối thiểu từ 1,5-2cm).
13. Khay phẳng
Khay thường có hình chữ nhật, vuông và nông, dùng để làm các loại bánh cuộn hoặc làm khay nướng bánh quy.